Các bệnh thường gặp ở ếch. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ếch

Các bệnh ở ếch
3.5/5 - (2 bình chọn)

Trong quá trình nuôi ếch thì bà con sẽ không thể tránh khỏi trường hợp ếch bị bệnh. Dưới đây Mochifoods sẽ chia sẻ đến bà con các bệnh ếch thường gập. Nguyên nhân và cách diều trị cho từng loại bệnh.

Nội dung bài viết

Nguyên nhân bệnh ếch

  • Môi trường nuôi không tốt: Đây là yếu tố rất quan trọng dẫn đến việc nuôi ếch thành công hay thất bại, như chất đất, nước bị ô nhiễm nặng … Ao nuôi ếch bị nhiễm bẩn do nhiều nguyên nhân như: nguồn nước lấy vào không tốt, phân ếch thải ra, thức ăn thừa không được lấy đi hàng ngày, không có nguồn nước để bổ sung hay thay thế khi ao quá ô nhiễm, không thay nước thường xuyên.
  • Mật độ nuôi quá cao: Ếch cạnh tranh nhau về thức ăn, chỗ ngủ theo hướng bất lợi cho cả bầy đàn.
  • Thức ăn kém chất lượng: Làm ếch còi cọc, tăng trưởng chậm, sức đề kháng kém. Không đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc có thể gây ngộ độc cho ếch, đặc biệt là Aflatoxin B1.
  • Con giống chất lượng kém.

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi ếch, bạn nên dùng ống tạo oxy đáy để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước

Bệnh đỏ chân, đỏ đùi

Bệnh đỏ đùi

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra.
– Môi trường xuất hiện bệnh: môi trường nuôi bị ô nhiễm, làm vi khuẩn phát triển mạnh, bệnh thường phát triển nhanh vào mùa mưa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Ếch bắt đầu có biểu hiện di chuyển chậm chạp, lờ đờ
  • Những con bệnh sẽ bỏ ăn, hoặc ăn ít,
  • Xuất hiện những nốt chấm mẩn đỏ trên chân, than, vùng da dưới bụng, mẩn đỏ khắp mình, gốc đùi có tụ huyết, chân bị sưng,
  • Khi mổ bụng ếch thấy có hiện tượng xuất huyết trong ổ bụng, trong xoang bụng thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng, gan bị bầm đen, đọng máu.

Khi dịch bệnh xảy ra, nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời ếch sẽ chết hàng loạt.

Xem thêm sản phẩm đùi ếch làm sạch chuẩn xuất khẩu tại Mochifoods

Cách điều trị

Quản lý môi trường nuôi:

  • Định kỳ sử dụng GUDIX hoặc Siêu Diệt Khuẩn để sát khuẩn bên ngoài môi trường nuôi.
  • Nếu đã xảy ra bệnh, trước hết, thay nước trong hồ ngay sau khi tạnh mưa, sử dụng HIVIDINE 90 tỷ lệ 40 ml/hồ (3 x 4 cm), sâu 5 – 7 cm (hoặc dùng LASER theo liều hướng dẫn).

Lấy thuốc hòa 5 lít nước tạt đều khắp hồ vào buổi sáng, ngâm để diệt vi khuẩn trong hồ, ngày hôm sau thay 50% nước.

Đối với giống:

  • Đối với nòng nọc và Ếch con: Trộn đều OCIN5 g/ 1 kg thức ăn, kết hợp với VITALET tỷ lệ 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
  • Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng NORF VSvới liều lượng 5 ml/1 kg thức ăn (hoặc LEVO VSB-1 theo liều hướng dẫn), trộn đều với NEW MIP 5g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
    – Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Dùng NORF VS với liều lượng 10 ml/ 1 kg thức ăn (hoặc LEVO VSB-1 theo liều hướng dẫn), trộn đều với NEW MIP 5 g/ kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.

Ngoài ra, bà con khi phát hiện bệnh:

  • Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước, tránh nước bẩn
  • Khi phát hiện ếch bị bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan trên diện rộng.

Để phòng ngừa bệnh ngay từ đầu, bà con nên áp dụng các biện pháp, cũng như có sự quản lý chặt chẽ về môi trường, về kỹ thuật nuôi, để năng suất ếch không bị giảm sút do dịch bệnh.

Bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh lở loét (bệnh ghẻ)

Bệnh lở loét

Nguyên nhân

  • Do môi trường nước dơ bẩn dễ xuất hiện vi khuẩn gây bệnh.
  • Thời tiết thay đổi, mật độ nuôi quá dày, chuẩn bị hồ nuôi không tốt, không diệt khuẩn, không vệ sinh hồ.

Những điều kiện này sẽ tạo cơ hội cho vi khẩn xâm nhập, khiến cơ thể vật nuôi bắt đầu bị tổn thương và dễ dây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Ếch gầy yếu, da bị lở loét, mầm bệnh lây lan nhanh trong đàn,
  • Ếch hoảng sợ phóng nhảy gây ra vết thương.
  • Trên mình Ếch xuất hiện các vết lở loét,

Ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết

Cách điều trị:

– Thực hiện tắm ếch:

+ Đối với Ếch trưởng thành: Cách ly Ếch bệnh ra khỏi đàn, lấy LASER 3 – 5 ml hòa với 10 lít nước tắm khoảng 5 phút, vớt Ếch ra thả lại hồ. Sau đó, dùng GENTAMIC (hoặc NORF VSLEVO VS) với liều lượng hướng dẫn trộn đều với thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
+ Đối với Ếch con: Dùng HIVIDINE 90 theo tỷ lệ 20 ml hòa tan với 20 lít nước tắm trong thời gian 1 phút, tắm ngày một lần vào buổi sáng hoặc chiều mát, sử dụng liên tục đến khi vết thương lành.
– Cho ăn trong thời gian bệnh:
+ Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng GENTAMIC với liều lượng 15g/ 1 kg thức ăn (hoặc NORF VSLEVO VS), phối trộn với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
+ Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng GENTAMIC với liều lượng 20 g/ 1 kg thức ăn (hoặc NORF VSLEVO VS), hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Ngoài ra, để phục hồi sức khỏe cho Ếch bệnh, dùng COMLEX 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn kết hợp với VITALET 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.

Khi ếch bệnh, bà con nông dân nên hết sức cẩn trọng tuân thủ các biện pháp xử lí kịp thời để tránh lây lan trên diện rộng, điều trị dứt điểm cho các con ếch bị bệnh để chúng hồi phục.

Bệnh sình bụng, ăn không tiêu, viêm ruột

Bệnh ếch sình bụng
êch bị đầy hơi sình bụng

Nguyên nhân

  • Do ếch ăn phải thức ăn đã bị ôi thiu hoặc do ếch được cho ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu khiến ếch không thể tiêu hóa được.
  • Nguồn nước nuôi thả ếch quá bẩn vì ít thay nước mới cho ao nuôi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sình bụng ở ếch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Bụng của ếch trương phồng to lên, ếch chỉ nằm yên một chỗ, không thể hoạt động.
  • Một số con ếch bị bệnh có phần hậu môn lòi ra, hoặc có ruột và mỡ lồi ra qua lỗ hậu môn, phần ruột bị sưng to lên và trở nên mỏng đi.
  • Trong ruột ếch tiết ra một dịch lỏng có lẫn vào một ít cặn thức ăn mà ếch ăn không tiêu và có một mùi hôi thối.

Cách điều trị

– Ngưng cho ăn 1 – 2 ngày hoặc giảm ½ lượng thức ăn, làm vệ sinh chỗ ăn, dùng thức ăn tươi sống. Sử dụng MIP YU tạt xuống hồ với liều lượng 1 ml/ m3, định kỳ xử lý hồ nuôi bằng chế phẩm vi sinh BIO UV 1 g/ m3.
– Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng B-1 với tỷ lệ 10 – 15 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng B-1 với tỷ lệ 20 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Ngoài ra, để phục hồi sức khỏe cho Ếch bệnh, dùng COMLEX 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, phối trộn với VITALET 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, LACTO 2 – 3 g/ 1 kg, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
– Định kỳ dùng thêm MIP YUBIO UV để phân hủy chất thải trong bể nuôi, để giữ môi trường nuôi được sạch sẽ.

Như vậy có thể thấy, để điều bị Bệnh trướng hơi sình bụng, viêm ruột ở ếch, bà con cần sử dụng đến men tiêu hóa, dung dịch sát khuẩn và cả kháng sinh để điều trị các triệu chứng bệnh trên ếch được triệt để.

Bệnh sình bụng ở nòng nọc:

SÌnh bụng ở nòng nọc

Nguyên nhân

  • Do thay nước gấp gáp, nhất là khi dùng nước ngầm không trữ lại trong khoảng thời gian ngắn hay do nhiệt độ quá cao.
  • Trường hợp sử dụng nước máy, nên kiểm tra hàm lượng choline trong nước trước khi thả nòng nọc vào nuôi.
  • Trường hợp sử dụng nước giếng khoan nuôi Ếch nên có hồ lắng riêng để lắng 2 – 3 ngày. Nếu không để lắng trước sẽ làm sức ép ga hòa ở trong nước giảm xuống đột ngột, nòng nọc phải thích nghi với sức ép của nước gây ra bong bóng trên thân nòng nọc, nòng nọc sẽ bị viêm ổ bụng, chữa trị rất khó khăn. Nên cẩn thận khi thay nước giếng khoan, để lắng nước, không thay nước ồ ạt và tăng cường sục khí trước khi sử dụng nước.
  • Môi trường nước dơ bẩn do thức ăn dư thừa, lòng đỏ trứng là một trong những nguyên nhân dễ làm cho nòng nọc bị sình bụng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Nòng nọc bị trướng bụng lên, có bọt nước bám ở thân, nổi chết trên mặt nước.

Cách điều trị

– Dùng OMIX 400 g/ 12 m2 hồ với độ sâu của nước là 10 – 20 cm, ngâm trong 2 giờ thay nước ra, cho nước mới vào cùng lúc sử dụng OMIX một lần nữa với tỷ lệ 250 g, ngâm 3 ngày sau đó cho thay nước và dùng HIVIDINE 90 hoặc LASER xử lý nước lần nữa.
Chú ý: Nên trữ nước một khoảng thời gian trước khi cho nòng nọc vào nuôi. Khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước trong bể ương nuôi tăng, nên thêm nước vào hoặc thay nước mới.

Một số hiện tượng bệnh mắt mù, cổ quẹo và quay cuồng

Bệnh ếch mù mắt
Bệnh ếch mù mắt
Ếch quẹo cổ
Bệnh ếch quẹo cổ

Nguyên nhân

  • Do vi khuẩn Pseudomonas sp.
  • Trong môi trường nước bị dơ.
  • Hoặc do các loài chim cò mang mầm bệnh từ ngoài vào.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Mắt bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt.
  • Có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, cổ quẹo.
  • Nếu Ếch mù 01 mắt có khả năng chữa khỏi, nếu 02 mắt đều mù, cổ quẹo, không ăn, nên bắt ra ngay vì không thể chữa dẫn đến Ếch sẽ chết.

Cách điều trị:

– Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng B-1 với tỷ lệ 10 – 15 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng B-1 với tỷ lệ 20 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Để phục hồi sức khỏe cho Ếch bệnh, dùng COMLEX 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn với VITALET 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
– Thay nước ngay ngày đầu cho ăn B-1, sử dụng HIVIDINE 90 100 ml/ 12 m2 nền hồ, hòa tan với nước tạt khắp hồ.
– Đối với người nuôi Ếch, mỗi lần vào hồ phải rửa tay chân, dụng cụ cầm theo bằng HIVIDINE 90 với tỷ lệ 30 ml/ 10 lít nước, làm vệ sinh trước khi vào hồ nuôi để phòng bệnh lan truyền.

Bà con lưu ý

  • Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh 14 ngày trước khi xuất. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên để hạn chế đển mức thấp nhất sự tổn thất do bệnh, bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh, sẽ tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình chăn nuôi rất nhiều.

+ Vệ sinh ao, hồ nuôi, xử lý nguồn nước bẩn, thay nước thường xuyên.

+ Đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng.

+ Tách ếch bệnh ra khỏi ếch khỏe.

+ Không sử dụng chung dụng cụ ếch bệnh với ếch khỏe.

+ Ếch chết phải chôn hoặc đốt, thiêu hủy, tránh lây lan diện rộng.

+Tránh gây stress cho ếch.

Hiện tượng ăn nhau

Bệnh ăn nhau ở ếch

Trong quá trình nuôi 1 – 2 tháng đầu, có hiện tượng Ếch con ăn thịt lẫn nhau rất nhiều.

Nguyên nhân

– Nuôi với mật độ cao, quá dày đặc.
– Thức ăn không đủ cung cấp cho ếch, hoặc thành phần các chất dinh dưỡng không đủ đáp ứng.
– Kích cỡ nuôi không đều, không có sự chọn lọc.

Cách khắc phục

  • Nuôi với mật độ vừa phải.
  • Thức ăn phải đủ số lượng, nhất là thành phần đạm phải đủ.
  • Thức ăn phân bố đều trong ngày, cho ăn nhiều lần, phân chia lượng thức ăn cho các lần hợp lý.
  • Thường xuyên lọc và phân cỡ Ếch nuôi, nhất là giai đoạn Ếch < 100 g.

Bệnh trùng bánh xe

Bệnh trùng bánh xe

Bệnh trùng bánh xe Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn nòng nọc

Nguyên nhân

  • Bệnh do ký sinh trùng trichodina gây ra.
  • Khi thời tiết trời nắng nóng, có gió đồng, nguồn nước dơ bẩn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Khi mắc bệnh, trên màng vây và đuôi của nòng nọc xuất hiện những chất nhờn tạo ra những điểm màu trắng bạc, bơi ngắc ngoải và cựa quậy liên tục.
  • Chúng sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt
  • Ếch sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt.
  • Ếch ăn nhiều nhưng lớn chậm, sau đó biếng ăn rồi chết.
  • Tìm thấy giun sán trong ruột.

Cách điều trị

  • Bệnh thường xảy ra khi nguồn nước nuôi bẩn. Khi đó, phải thay nước ngay và đưa những con bị bệnh ra chậu riêng để điều trị.
  • Bệnh được điều trị bằng cách dùng dung dịch sunfat đồng liều lượng 0,5 – 0,7g/mét khối phun toàn bộ bể nuôi sau 6 giờ thì thay nước; tắm cho ếch với liều lượng 1 – 2g/mét khối trong vòng 10 – 15 phút, hay tắm trong nước muối 2-3% trong vòng 10-15 phút.

Trong quá trình chăn nuôi, bà con nên có ý thức phòng bệnh trên ếch ngay cả khi nó đang khỏe mạnh. Hãy thường xuyên quan sát, kiểm tra môi trường sống, tình trạng sức khỏe của ếch để có phương pháp phòng bệnh sớm.

Bệnh do nấm

Bệnh do nấm ở ếch

Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là nấm Achya sp

Dấu hiệu nhận biết bệnh: Toàn thân hay ở bẹn, nách ếch có những búi nấm trắng có thể thấy bằng mắt thường.

Cách điều trị

  • Bệnh phòng bằng cách quản lý môi trường nuôi tốt, thay nước thường xuyên khi nước bẩn, dơ. Giữ sạch sẽ khu vực nuôi
  • Khi ếch bệnh có thể trị bằng cách tắm ếch với dung dịch Formalin nồng độ 20 – 25 ml/mét khối.

Khi nuôi dưỡng và chăm sóc ếch cần chú ý quan sát những dấu hiệu lạ. Để có thể phát hiện bệnh kịp thời chữa trị. Đồng thời quan tâm tới việc lựa chọn thức ăn cho ếch, đảm bảo môi trường sinh thái cho ếch khi nuôi trong chuồng, ao, hồ.

Xem thêm: kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm

Bệnh mủ gan

Bệnh mũ gan ở ếch

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Edwardsella gây ra (thường xảy ra trên cá tra)

Dấu hiệu nhận biết

  • Xuất hiện những đốm trắng li ti trên gan ếch khi giải phẫu (mổ).
  • Ếch bệnh thường bỏ ăn, kém hoạt động, gầy nhanh
  • Gan ếch sưng to, tái nhợt, có chấm vàng.

Cách điều trị

  • Khử trùng bể nuôi bằng Vime-Iodine 200 1 lít/2.000m3 nước.
  • Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 3-5 ngày: trong 1 kg thức ăn trộn:

+ Sáng: 10g Glusome 115.

+ Chiều: 1ml Vimenro 200 + 1ml Vime-Fenfish 2000.

  • Bệnh này có thể trị bằng cách trộn kháng sinh Enrofloxacin với các loại sản phẩm giải độc gan (sorbitol) có bán trên thị trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách phòng bệnh

  • Chọn ếch giống khỏe mạnh, chất lượng.
  • Không nuôi mật độ quá dày.
  • Giữ nước nuôi luôn sạch, thường xuyên thay nước, khử khuẩn cho môi trường nước.
  • Hạn chế làm ếch bị sốc, xây xát.

Thường xuyên bổ sung COBI C, BACILIS hoặc PROBIZYM vào thức ăn để tăng sức đề kháng của ếch.

Ở trên là tổng hợp các bệnh thường gặp ở ếch trong quá trình nuôi. Hy vọng kiến thức mà Mochifoods chia sẻ sẽ giúp ích cho bà con trong việc nuôi ếch.

Xem thêm: Các loại thức ăn cho ếch và chi phí thức ăn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *