Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng
3/5 - (2 bình chọn)

Nuôi ếch thịt ở trong bể xi măng là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng cần phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng để đảm bảo ếch phát triển đúng yêu cầu và cho năng suất cao nhất. Để giúp cho bà con chăn nuôi có thể nhân rộng được giống ếch cũng như quy mô nuôi ếch một cách tốt nhất, nội dung dưới đây Mochifoods sẽ đề cập đến kỹ thuật chăn nuôi một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết

Cách xây dựng bể xi măng

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng cần đảm bảo yếu tố đầu tiên là bể nuôi. Vị trí để xây dựng bể nuôi ếch vô cùng quan trọng, cần đảm bảo sự thoáng mát và rộng rãi. Tuy nhiên, ếch có một đặc tính là rất ngại va chạm và khá nhát, vì vậy nơi xây bể cũng cần đảm bảo yên tĩnh và ít tiếng ồn.

Ở xung quanh khu vực bể ếch, bạn có thể trồng thêm một số loại cây xanh để che bớt đi nguồn ánh sáng hoặc sử dụng lưới nilon để phủ lên trên bề mặt một phần (nhằm đảm bảo ếch vẫn hấp thụ được ánh sáng mặt trời).

Bạn nên xây bể xi măng hình chữ nhật với diện tích khoảng 6 – 10m2. Tường bao nên cao khoảng 1,2 – 1,5m. Đồng thời, bạn cần chia bể nuôi thành nhiều ô nhỏ liền kề nhau và ở giữa có lối đi để tạo sự thuận tiện trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc ếch. Bên ngoài khu vực nuôi nhốt có thể sử dụng thêm lưới thép được quây cao lên để đề phòng trộm cắp, rắn, chim cú hoặc chuột gây hại đến ếch.

Phần đáy bể cần được láng xi măng và xây với độ nghiêng khoảng 3% – 5% về phía của ống thoát nước. Như vậy, việc thay nước thường xuyên sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phía bên trong bể nuôi, bạn cũng có thể thiết kế thêm các bè nuôi bằng tre, nứa,… cao hơn đáy bể 15 – 20cm để ếch có thể trú ngụ.

Cách xây dựng bể xi măng đạt yêu cầu

Ở khu vực cống thoát nước, bạn cần đặt một ống bằng nhựa có đường kích vừa để có thể dẫn nước từ trong bể ra bên ngoài. Ở phía dưới ống dược thì cần chọc nhiều lỗ nhỏ để thoát nước. Mặt xả nước ở bên ngoài bể cần làm thêm một nắp bịt, và khi bạn muốn thay nước thì chỉ cần mở nắp ra là được.

Cách chọn ếch giống nuôi trong bể xi măng

Chọn ếch giống để nuôi là một bước hết sức quan trọng. Trên thị trường hiện có những giống ếch cho năng suất cao được nhập từ bên ngoài như:

  • Ếch đồng Việt Nam (Rana Tigerina): Ếch lớn nặng khoảng 50 – 200g/con. Mặc dù chất lượng thịt của ếch được đánh giá khá cao thế nhưng, loại ếch này vẫn chưa thể thích nghi được với điều kiện nuôi nhốt công nghiệp nên không mang đến hiệu quả kinh tế cao.
  • Ếch Thái Lan (Rana Rugulosa): Ếch trưởng thành có trọng lượng khoảng 200 – 400g/con, có khả năng thích nghi tương đối tốt với điều kiện nuôi nhốt tập trung. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cách chọn giống ếch nuôi trong bể xi măng
Cách chọn giống ếch nuôi trong bể xi măng

Tiêu chuẩn chọn giống ếch nuôi trong bể xi măng

  • Màu sắc: Ếch có màu vàng sậm, da bóng và đẹp, chân không bị đuối, không có bệnh hay dị dạng.
  • Độ tuổi: Chọn ếch chống từ 1,5 tháng trở lên với kích thước khoảng 4 – 6cm.
  • Nên lựa chọn ếch giống đã được 30 – 35 ngày tuổi, trọng lượng khoảng 350 – 400 con/kg. Nên lựa chọn những con ếch cùng lứa và có kích thước thật đồng đều để tránh tình trạng ếch to nhỏ cắn nhau.

Mật độ và thời vụ thích hợp thả nuôi

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng cần phải đảm bảo các yêu cầu về mật độ và cả thời vụ thích hợp để thả nuôi ếch đạt hiệu quả cao nhất:

Mật độ thả nuôi ếch trong bể xi măng
Mật độ thả nuôi trong bể xi măng
  • Mùa vụ để thả nuôi ếch giống thường sẽ kéo dài từ tháng 4 – 9 hàng năm.
  • Mật vụ để thả nuôi trong bể sẽ phụ thuộc khá nhiều vào từng thời điểm nuôi. Khi bạn mới bắt ếch giống về thì có thể nuôi nhố với mật độ dày. Sau một thời gian, khi ếch lớn hơn thì bạn nên tách chúng ra với mật độ mỏng hơn để chúng có thể sinh trưởng một cách tốt hơn, toàn diện hơn.
  • Tháng đầu tiên: 150 – 200 con/m2
  • Tháng thứ hai: Mật độ nuôi khoảng 100 – 150 con/m2 (ếch có trọng lượng khoảng 2 – 5g/con)
  • Tháng thứ ba: Khoảng 80 – 100 con/m2, với những con ếch có kích cỡ lớn hơn thì có thể nuôi khoảng 70 – 80 con/m2,

Trước khi thả ếch giống vào bể, bạn nên cho rửa qua nước muối pha loãng 3% hoặc kali pemanganat hoà tan (tầm 20mg/ml). Thời gian tắm cho ếch thích hợp từ 20 – 30 phút để đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất. Bạn nên lựa chọn thời điểm mát trời (sáng sớm hoặc lúc chiều tối) để ngăn ngừa tình trạng ếch bị sốc môi trường, không kịp thích nghi.

Thức ăn sử dụng cho ếch trong môi trường bể xi măng

Nguồn thức ăn cho ếch trong kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng, chiếm tỷ lệ vô cùng quan trọng đối với việc nuôi dưỡng ếch. Nguồn thức ăn cần đảm bảo hiệu quả tối ưu để giúp chúng được lớn nhanh hơn, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế. Thức ăn dành cho ếch cũng vô cùng phong phú:

Thức ăn cho ếch trong mô hình nuôi ếch trong bể xi măng
Thức ăn cho ếch trong mô hình nuôi ếch trong bể xi măng
  • Thức ăn có nguồn gốc từ động vật, ví dụ: cá nhỏ, tôm, nội tạng của động vật, các phế phẩm từ lò mổ, giun đất hay côn trùng,…
  • Cám viên

Liều lượng của thức ăn cho ếch hàng ngày cũng cần được điều chỉnh phù hợp theo quá trình phát triển của ếch. Cụ thể:

  • 3g đến 30g/con cho ăn khoảng 7 – 10%
  • 20g đến 150g/con cho ăn khoảng 5 – 7%
  • Trên 150g/con cho ăn khoảng 3 – 5%

Trong một ngày, ếch cần được chia thành nhiều bữa ăn khác nhau:

  • Ếch nặng từ 3g đến 100g thì chia làm 3 đến 4 bữa/ngày. Bữa chiều tối và đêm thì nên cho ăn nhiều hơn.
  • Ếch nặng trên 100g thì cho ăn khoảng 2 đến 3 bữa/ngày.

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng – Cách chăm sóc ếch

Để nuôi ếch đạt được giá trị kinh tế cao, người chăn nuôi cần phải nắm rõ được quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật và yêu cầu:

Thay nước trong bể xi măng thường xuyên

Khi nuôi ếch trong bể xi măng, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước cũng như thay nước để đảm bảo sức khỏe cho ếch. Trong tháng thứ nhất, trung bình 2 đến 3 ngày nên thay nước một lần. Mực nước ở trong bể cần duy trì khoảng 20 – 30cm.

Thường xuyên thay nước để đảm bảo môi trường sống của ếch
Thường xuyên thay nước để đảm bảo môi trường sống

Bắt đầu từ tháng thứ hai thì nên thay nước 1 lần/ngày và duy trì mực nước ở trong bể chỉ tầm 10 đến 15cm. Bạn nên lựa chọn thời điểm sáng sớm để thay nước cho ếch. Nếu chọn thời điểm chiều tối để thay nước thì nên làm trước khi cho ếch ăn.

Nếu bạn dùng nước giếng khoan thì trước khi thay khoảng 1 ngày cần phải bơm lên trước và dự trữ để lắng nước. Đây là cách để loại bỏ các mùi hôi kim loại và các chất hoá học có trong nước có thể gây ảnh hưởng đến ếch. Tuyệt đối, bạn không được bơm nước giếng lên trực tiếp để thay vì sẽ làm cho ếch bị sống.

Phân đàn cho ếch

Trong khi rút nước thì bạn nên quan sát một cách tổng thể để có thể phân loại ra những con bị bệnh. Như vậy, bạn sẽ có phương án để điều trị một cách kịp thời, nhằm tránh lây lan ra cả đàn. Ngoài ra, mật độ nuôi ếch cũng cần giảm dần theo quá trình phát triển của cả đàn.

Trung bình cứ ba ngày, bạn nên tách đàn một lần. Nên cho những con có kích thước nhỏ hơn để nuôi ở trong bể riêng để ngăn chặn tình trạng con lớn cắn chết con nhỏ, hoặc tranh giành thức ăn với chúng.

Theo dõi thường xuyên

Cứ mỗi hai tuần bạn cần cân lại trọng lượng của đàn ếch một lần để có thể theo dõi được sự phát triển của chúng. Từ đó bạn có thể điều chỉnh được lượng thức ăn phù hợp nhằm tránh tình trạng thức ăn bị dư thừa, hỏng khiến cho mầm bệnh phát triển.

Trong quá trình chăn nuôi ếch thịt, bạn cần phải tập cho chúng thói quen ăn uống đúng giờ. Từ đó tạo một phản xạ nhất định để chúng có thể xác định được giờ ăn. Khi nuôi, bạn cần phải tạo cảm giác thân thuộc với chúng, tránh khiến cho chúng hoảng sợ vì đặc điểm của loại vật này là khá nhút nhát. Bạn không nên la hét, tạo tiếng ồn lớn khiến cho chúng bị giật mình.

Dọn dẹp và vệ sinh chuồng trại một cách thường xuyên. Bạn có thể trồng sả xung quanh bể nuôi để ngăn chặn ếch tấn công. Ếch thích sưởi nắng, nhưng trong những ngày nắng gắt bạn nên che bớt lại để giảm thiểu nhiệt độ trong bể.Thường xuyên tăng cường thêm vitaminC, các loại men tiêu hóa hoặc thuốc kháng sinh nhẹ để giúp tăng đề kháng cho vật nuôi.

Các bệnh thường gặp khi nuôi ếch trong bể xi măng

Khi nuôi ếch, bạn cần chú ý vì trong quá trình này, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, chúng có thể gặp phải một số loại bệnh như:

Một số bệnh thường gặp của ếch trong mô hình nuôi ếch trong bể xi măng
Một số bệnh thường gặp trong mô hình nuôi ếch trong bể xi măng
  • Bệnh đường ruột
  • Bệnh giun sán ở trên ếch
  • Bệnh mù mắt của ếch
  • Bệnh ăn nhau ở trên ếch

Đây là một số căn bệnh phổ biến, dễ mắc phải. Vì vậy, bạn cần phải thật thận trong, quan sát chúng thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp tách đàn, chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở ếch – Nguyên nhân và cách điều trị

Thu hoạch ếch nuôi trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng cũng cần đảm bảo về cách thu hoạch ếch thịt. Nuôi ếch ở trong bể xi măng thì khi thu hoạch cũng đơn giản hơn rất nhiều so với ao bùn. Chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật nuôi thì sau từ 3 đến 3 tháng rưỡi là bạn đã có thể thu hoạch lứa ếch thịt đầu tiên. Thời điểm này, ếch sẽ nặng khoảng 250 – 300g/con.

Trước khi bạn bắt đầu thu hoạch thì cần phải ngưng cho ăn trước đó ít nhất khoảng 12 tiếng. Sau đó, bạn rút cạn nước ở trong bể và sử dụng vợt hoặc lưới lớn để tiến hành thu hoạch ếch.

Bà con có nhu cầu bán ếch hãy liên hệ đến Mochifoods: dịch vụ thu mua ếch thịt giá cao

Thu hoạch ếch đúng kỹ thuật
Thu hoạch ếch

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mà bạn có thể tham khảo. Khi đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi nhốt chính xác thì hiệu quả mà việc này mang lại thực sự vô cùng tốt. Hy vọng, bài viết này thực sự có ích đối với bà con chăn nuôi.

Xem thêm các kỹ thuật nuôi ếch khác:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *